MỸ NGHỆ DỪA VÀ CÁC ĐẶC SẢN TỪ DỪA

Bến Tre là xứ sở của trái dừa, với nhiều loại dừa: dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa cỏ, dừa sáp, dừa bị… Dừa xiêm xanh là giống dừa được trồng nhiều. Dừa không chỉ mang lại thứ nước ngọt mát mà từ dừa có thể làm ra các sản phẩm công nghiệp chế biến từ dừa rất đa dạng.
Các nước phương Tây không có trồng dừa, nhưng con người nơi đây coi nước dừa như “nước của sự sống”. Ở Malaysia, dừa là một loại “cây có cả ngàn công dụng”. Còn đối với Philippines, dừa được gọi là “cây của sự sống”. Trong các nghi lễ tôn giáo của đạo Hindu (Ấn Độ), quả dừa được dâng lên các vị thần. Sản phẩm từ dừa là một phần của lễ khai mạc hay khánh thành công trình xây dựng, nhà cửa, tàu bè, v.v..
Dừa là vật liệu cho con người làm nhà che nắng, che mưa, là cái nôi cho trẻ thơ, là cái giường cho tuổi già yên giấc ngủ. Trong lúc khốn khó, không chỉ có “cầu tre lắc lẻo”, mà “cây cầu dừa” bắt nối đôi bờ se duyên trai gái và trong thực tế rất vững chãi để nối lại tình làng, nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau.
Từ trái dừa con người đã sớm biết kết hợp chất béo của dừa, vị ngọt đậm đà của mía, độ mặn nồng của biển, hòa quyện với hương thơm đồng nội để tạo nên hương vị quê hương.
Tép rang dừa, cá bống kho dừa, mắm chưng với nước cốt dừa, bí rợ hầm dừa… là những món ăn thường nhật khó quên.
Lươn um dừa, ếch, nhái xào dừa, thịt trâu xào lá lốt, thịt bò xào lá cách với nước cốt dừa ngon hết chỗ chê.
Trong những ngày tư, ngày tết, dù nghèo cũng phải có nồi thịt heo kho tàu với dăm ba trứng vịt và tôm lóng, nhưng kho với nước dừa thì càng thấm đậm tình người, tình đất.
Dừa không chỉ góp phần mang đến những món ăn ngon mà còn có thể cho ra rất hiều sản phẩm như: dầu dừa, kẹo dừa, cơm dừa nạo sấy, chỉ xơ dừa, thảm nệm từ chỉ xơ dừa, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dừa từ trái và thân, tàu, bẹ, cọng lá dừa…
Những bàn tay người thợ đã “thổi hồn” vào cây dừa để tạo ra hơn 2.500 sản phẩm mỹ nghệ dừa cho đời từ thân và gáo dừa làm đũa, muỗng, nĩa, đĩa, bình, ly, tách, hộp đựng thuốc, gạt tàn thuốc, gương, lược, túi xách tay, đồi mồi, tôm, cua, ếch, nhái, bình hoa, có cả các loại cúp bóng đá,… trông thật là xinh.
Rất khó tưởng tượng nổi ở mỹ nghệ dừa đồ chơi cho trẻ em, ngoài búp bê còn có cả xe lôi có người kéo, đến xe ngựa, xe lôi đạp, xe lôi máy, rồi Vespa, xe Jeep,… ẩn chứa một ý nghĩa thật thú vị: “Ôn lại kiến thức cho đời”.
Từ mỹ nghệ dừa Chà dừa (có người gọi là râu) còn làm sản phẩm lồng đèn, lẵng hoa.
Mo nan dừa làm thuyền hoa.
Cọng lá dừa có giỏ xách, lẵng hoa.
Sơ dừa làm đủ các loại thảm hình thù con thú, con cá.
Trái dừa nào có hình dáng đẹp thì làm 12 con giáp, năm nào con đó, nhưng “lọt vào năm Thìn và Tỵ, với Rồng và Rắn thì dài mà trái dừa lại tròn, phải mất gần 3 năm mới tạo được hình thù.
Từ đó cho ta thấy được nghề thủ công mỹ nghệ dừa rất công phu và những sản phẩm từ mỹ nghệ dừa rất có giá trị nhưng hầu hết các sản phẩm từ mỹ nghệ dừa đều có giá cả rất hợp lý đáp ứng được cho tất cả mọi người
Ngoài các sản phẩm từ mỹ nghệ dừa ra thì từ dừa ta còn rất nhiều sản phẩm khác củng được làm từ dừa và các món như: Bánh phồng dừa,rươu dừa,mứt dừa,thạch dừa, chè đậu xanh nước dừa xiêm ,củ hủ dừa, dầu dừa, than hoạt tính, than thiêu kết, sinh tố dừa sáp…. và đặt biệt là đuông dừa rất béo và nhiều dinh dưỡng


Đuông là ấu trùng dạng sâu của một số loại bọ cánh cứng, thường sinh sống trong cổ hũ (phần mềm bên trong ngọn) của cây chà là dại, dừa, cau, đủng đỉnh, nói chung là các loại cây thuộc họ Cau.
Đến mùa sinh sản, bọ cánh cứng đục lỗ trên ngọn cây và đẻ trứng vào. Ấu trùng lớn gần bằng ngón tay thì hóa thành đuông có hình dạng giống con sâu béo mập, con đuông non nào cũng ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn.
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
Mr. Trương Lam Sơn
TruongLamSon@gmail.com
0918 407070
****************
Chào bạn
Bài viết rất hay và bổ ích. Từ nguồn gốc cây dừa đến công dụng của nó nữa. Trái dừa quả thật có rất nhiều công dụng, từ mỹ nghệ dừa và các đặc sản từ dừa.
Mong bạn có nhiều bài viết về từng đặc điểm và công dụng để mọi người được rõ hơn nhé.
Chúc bạn thành công trong cuộc sống.
Nguyễn Công Quang
Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn
Web: http://cayxanhgianguyen.com/
LikeLike